9alove
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


chào mừng bạn
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
bym.hip9x (123)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
chi_sweetcandy (67)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
hiroken (50)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
Admin (21)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
nhungtun (17)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
sube0y.lac (14)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
nhen4mat:X~ (12)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
sutiNy.n0p9x (11)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
anh mu*o*p' (7)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
nk0kkon.no1 (2)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_lcapVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_voting_barVỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_vote_rcap 
Latest topics
» Link nhạc của bạn như thế nào nhỷ?!
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeMon Nov 23, 2009 1:44 pm by bym.hip9x

» tuyển tập truyện cười vôva
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeMon Nov 23, 2009 1:43 pm by bym.hip9x

» Đuổi hình bắt chữ đêeeeeeeeeeeeeee =))
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeMon Nov 23, 2009 1:42 pm by bym.hip9x

» ĐÂY LÀ NƠI TẬP HƠP CÁC MV VÀ THREAD ẢNH CỦA CÁC ANH NHÁ!!!!!!
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 1:30 pm by nhen4mat:X~

» Giới thiệu về nhóm F(x)
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 10:59 am by hiroken

» Ngày hôm qua cho em
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 10:15 am by nhungtun

» nhật kí lớp mình
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 9:47 am by nhungtun

» các trang web học tiếng anh trực tuyến đây
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 8:20 am by nhungtun

» xem ảnh Lynh tư cách cắm thùng này:X
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeSat Nov 21, 2009 8:10 am by nhungtun

Poll
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
hiroken
Mầm non lớn
Mầm non lớn
hiroken


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 09/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 1:34 pm

VỊ THÁNH TRÊN BỤC GIẢNG


Năm thứ nhất tôi trọ tại nhà thầy. Cha mẹ tôi nghe nói thầy nghiêm khắc nên gửi tôi tới ở trọ, nhờ cô nấu cơm cho ăn, nhờ thầy kèm cặp chữ nghĩa và đạo đức cho nên người. Theo lời đồn thì thầy là người rất nghiêm khắc. Thế nhưng tôi được học với thầy ở trường, sống với thầy một nhà, tôi biết cuộc sống riêng tư của người thầy giáo thời trước. Không như lời đồn, thầy hiền từ, tận tuỵ với nghề, thương yêu học sinh. Sống và học với thầy, tôi phát hiện ra nhiều điều kì dị về thầy. Mỗi khi bước vào lớp, dáng đi của thầy oai vệ, lưng thẳng, tay chân cử động không thiếu không thừa động tác nào, giống như đóng kịch trên sân khấu. Thầy đổi cả giọng nói mỗi khi vào giờ tập đọc, chính tả. Thầy uốn lưỡi đổi giọng phát âm thật chuẩn xác. Đó tực là con người khác hẳn ngoài đời. Lúc thường, ngực thầy rất lép, lưng cong như lưng tôm, tay chân khẳng kheo, cử chỉ chậm chạp rù rì như một ông lão. Giọng thầy ngày thường rất khó nghe, lí nhí, thiếu chữ, thiếu lời, phát âm sai và đầy âm sắc địa phương.
Tôi còn nhớ thầy chỉ có hai bộ quần áo. Hai bộ may theo một kiểu, một màu, một loại vải. Suốt năm thầy chỉ thay đổi hai bộ này, bọn học trò con nhà giàu chế giễu thầy là “công tử nhất manh”. Có hôm bận, cô giặc xong không là ủi, thầy cầm chiếc áo nhăn lên xem, tỏ vẻ không bằng lòng. Cô nói:
– Đi dạy học chứ làm quan quyền gì mà phải ăn mặc cho sang?
Thầy nói:
– Không cần sang, chỉ cần sạch, cần phẳng.
Cô cố hạ thấp nghề nghiệp của thầy, mỉa mai:
– Ông dạy ba đứa con nít chứ ông to bà lớn gì mà chưng diện?
Thầy nói dạy người lớn chẳng cần. Dạy con nít mới khó. Ông thầy ăn mặc chững chạc, con nít nó mới sợ, mới chịu học.
Cô cười và chúng tôi cũng cười. Cười vì cái lí lẽ kì dị của thầy. Chúng tôi đều cho rằng áo quần ông giáo không có liên quan đến việc trẻ con học hành. Cô nói: “Quất cho mạnh vào chúng sợ chớ sạch mà chúng sợ sao?”. Thầy nhỏ nhẹ:
– Ai lại đánh học trò…
Hình như thầy hơn cô năm – ba tuổi. Tôi đoán lúc đấy thầy cũng chỉ trên dưới bốn mươi. Một cái tuổi còn rất trẻ so với ngày nay, thế nhưng vì lối sống khắc khổ của một nhà mô phạm và bệnh tật làm cho thầy già nua, già hơn tuổi rất nhiều. Trông thầy với cô như cha con. Cô không bao giờ dám ra đường cùng thầy. Cô xấu hổ với mấy thầy trợ giáo trẻ, thầy thông, thầy phán; cô xấu hổ với chồng người khác. Cô là con trong gia đình nhiều anh chị em. Mấy người chị em cô, thua sút cô về mọi mặt mà chồng họ hơn chồng cô một trời một vực. Có ông làm quan, người giàu có, kẻ sang trọng, trẻ trung; còn cô đen bạc vớ phải một ông giáo quèn. Cô thường gọi cái nghề của thầy thế. Ngày kị giỗ, trong gia đình, cô chẳng dám dẫn chồng về. Có ai hỏi: “Sao ông giáo không đến?”. Cô nói: “Đọc sách ngâm thơ thơ cả ngày chẳng chịu đi đâu cả”. Sự thật, ngoài giờ đến trường, thầy thui thủi một mình soạn bài, chấm bài, đâu có thời gian đọc sách, ngâm thơ.
Thầy có cái nón cối bằng điên điển rất nhẹ và đôi giày ba ta. Mỗi tuần vào chiều thứ bảy, thầy ở nhà đánh phấn giày mũ. Thầy có hộp phấn khô hiệu “le blane” cất ở đầu tủ. Thầy dùng cái bàn chải đánh răng cũ nhúng nước chải lên hộp phấn khô, thành một thứ bột trắng nhão phết lên giày, mũ. Thầy đánh rất kĩ, mọi thứ đều trắng tinh, đem ra hàng rào phơi. Cô ngồi trước gương tôi son điểm phấn. Thường ngày, mỗi khi thầy đi làm, cô ít khi ở nhà, cô đi dạo, đi đánh bạc, đi chơi… Chiều thứ bảy, thầy ở nhà, cô không thể ngang nhiên bỏ đi được, cô bực lắm. Cô trang điểm son phấn xong nhìn vào gương, thấy bóng ông chồng xấu xí của mình ở trần, gầy giơ xương, mặc quần cộc, lưng tôm, đầu gối quá tai, cặm cụi làm việc, dáng thiểu não, cô ngao ngán thở dài và cô gắt:
– Đánh giày, mũ lúc nào cũng chẳng được?
Thầy nói:
– Phải tập làm việc đúng giờ cho quen.
Cô vặn vẹo:
– Đúng giờ làm chi?
Thầy ấp úng, không trả lời được, chỉ ậm ừ: “… Ờ thì làm gương cho mấy đứa học trò ấy mà…”. Một lần nữa cô hạch sách: “Dạy học chứ làm thầy tu hay sao mà đức độ gương mẫu, ông làm ông thánh cho mấy đứa con nít trông ấy à?”. Thầy biện bạch: “… Lỡ theo cái nghiệp, quen rồi…”
Thầy sống như chiếc đồng hồ. Ăn uống thức ngủ đúng giờ. Chiều thứ bảy là để đánh giày, không bỏ được. Tính cô khác hẳn, cô dễ dãi xuề xoà, ham vui, trẻ trung. Cô vui vẻ nói cười với tất cả mọi người, cô chỉ bực tức gắt gỏng với chồng. Cô rất ghét, rất chán cái kiểu sống của chống. Lúc đầu cô la lối chê bai, mỉa mai đủ cách mà thầy vẫn không đổi, cô chán, không nói nữa. Cô bất cần, thầy muốn làm kiểu gì thì làm. Cô sống tuỳ ý mình.
Buổi tối cơm nước xong, thầy vào phòng soạn bài chấm bài, cô với bọn trẻ ra nhà sau trò chuyện, mua quà ăn khuya, vui vẻ lắm. Cô người lớn nhưng tính trẻ con, cô thích nghe chuyện ma. Có đêm chúng tôi quây quần bên cái đèn măng sông, cháy vù vù rất ấm kể chuyện ma. Bọn trẻ thích cô hơn là thầy. Ban đêm chúng tôi thường thức rất khuya. Thầy la cô:
– Ban đêm để trẻ con ngủ sớm, sáng dậy sớm, đầu óc minh mẫn, học bài mau thuộc. Năm nay bọn chúng phải thi.
Cô mỉm mai:
– Ai mà theo ông nổi. Ngủ như gà, mới chạng vạng lên chuồng. Trời còn tối đã dậy. Trẻ con bắt sống như ông lão sao được?
Rồi cô kể lể: người già, người bệnh cũng phải thông cảm cho người trẻ, người khoẻ, bắt họ sống theo kiểu giở sống giở chết làm sao được… Cô nấu cơm tháng cho bọn học trò ăn nhưng có tháng cô đánh bài thua hết, cô cho học trò ăn nước mắm. Thầy biết được, la: “Trẻ con cần ăn ngon, ăn bổ, ăn nhiều. Chúng nó ăn để học, để hoạt động, để lớn. Còn người lớn ăn rồi già, rồi chết chứ ích lợi gì”.
Có lần, trong nhà hết đũa ăn cơm, cô nói:
– Đến giờ thủ công, ông bắt học trò vót đũa để nhà dùng
Chúng tôi đều cho là việc tự nhiên, song thầy không chịu, thầy nói:
– Thầ giáo ai lại bắt học trò vót đũa đem về nhà dùng?
Cô còn trẻ đẹp, sinh lực dồi dào, cô chán cảnh nhà lắm. Về sau cô không chơi với bọn học trò nữa. Tối, trong khi thầy đóng cửa phòng soạn bài, chấm bài, cô son phấn đi đánh bài với các thầy thông, thầy phán, kể cả quan đốc học. Thầy biết cả nhưng thầy không nói. Khi tôi mới đến nhà thầy trọ học, có người khuyên: “Ông giáo bị lao, bệnh phổi hay lây, tìm nơi khác mà ở”. Tôi thương thầy, không chịu đi. Thầy tuy nước da xanh xao nhưng không có vẻ gì là mắc bệnh lao. Lúc đầu tôi không nghe thầy ho hen gì cả. Không giống như những cặp vợ chồng công chức thành thị, thầy cô không ngủ chung. Nơi cô ngủ đẹp lắm, giường Hồng Kong suốt ngày buông tấm màn tuyn màu hồng thoang thoảng hương son phấn đàn bà. Thầy ngủ trên tấm phản cũ kĩ mốc meo, gối đầu trên chiếc gối đan bằng mây, có cây quạt mo. Ở nhà thầy mang guốc gỗ dày cộm đóng quai da bò. Bước chân thầy bao giờ cũng rón rén, hình như thầy sợ tiếng guốc ảnh hưởng đến mọi người. Khi chẳng còn tình yêu người ta nhờm tởm nhau. Cô ghê tởm mọi thứ của thầy. Sau này cô không chịu giặt giũ quần áo của thầy nữa, học trò giặt giúp thầy. Trong nhà, thầy có chén đũa riêng, cốc tách riêng. Buổi sáng, thầy ho khục khặc vài tiếng. Đến trường, tôi chẳng thấy thầy ho hen gì cả. Trưa về đến nhà, thầy ho hen và khạc nhổ rất nhiều. Thầy lấy vôi bột cho vào ống nhổ đem đổ vào hố sau vườn. Có lần tôi xin giúp, thầy không cho. Thầy nói phổi trẻ con dễ bị vi trùng lao xâm hại. Tôi chưa rõ thời ấy người ta đã có thuốc gì để chữa trị bệnh lao hay chưa. Tôi chẳng thấy thầy chữa trị gì cả. Không có thuốc hay chỉ vì thầy không tiền mua thuốc? Lâu lâu, thầy sai tôi qua nhà thương xin xi-rô hiệu Tô-lu. Đây là thứ thuốc ho xoàng xĩnh chữa bệnh cho người lớn và trẻ em. Cô nói: “Hôm nào ho quá xin phép nghỉ ở nhà. Vào lớp ho như thế dạy dỗ sao được?”.
Thầy nói:
– Ở nhà tôi mới ho, vào lớp tôi đâu dám ho!
Trời ơi, hoá ra khi đứng lớp thầy nín ho. Thực là tài, tôi không thể nào làm được. Tôi không hiểu tại sao thầy lại cấm mình ho. Sau nà, tôi mới biết ho hen khạc nhổ chỗ đông người là mất lịch sự. Có lần đi dạy về, thầy lật đật cởi áo đưa cho tôi xem, nói:
– Con sáng mắt tìm xem trong áo thầy có con gì nó cắn thầy suốt cả buổi rất khó chịu.
Tôi thấy cổ, lưng, cánh tay thầy đầy vết mẩn đỏ. Lúc này thầy tha hồ gãi. Thầy gãi như cào cấu da thịt mình. Cô hỏi: “Gãi chi mà lắm thế?”. Thầy nói:
– Cả buổi đứng trên bục giảng tôi đâu dám gãi.
Tôi không hiểu nổi thầy đã chịu đựng cho những con kiến cắn suốt cả bổi sáng để dạy dỗ chúng tôi. Thuở ấy không có thuốc men gì, tôi xin vôi ăn trầu về bôi cho thầy. Tôi thấy trong áo thầy nhiều kiến. Hoá ra có bầy kiến cánh thấy hơi mỡ đã bò lên chỗ thầy treo áo. Chúng tôi không làm sao hiểu nổi thầy sống khó nhọc như thế để làm gì? Thầy tu theo đạo khổ hạnh nào hay thầy muốn được quan trên khen thưởng? Tôi chắc không phải. Thầy là người không màng danh lợi. Và bệnh lao là bản án tử hình treo trên số phận. Thầy cần gì tới chức quyền.
Phải lâu lắm sau này tôi mới biết được lí do của sự ép xác. Nhờ đọc được mấy quyển sách về tâm lí thiếu niên nhi đồng, nghệ thuật giáo dục, tôi thấy có một học thuyết cho rằng: đối với trẻ con, ông thầy là thầy tượng cho chúng nhìn vào, bắt chước, noi theo. Nên người thầy phải hoá thân thành vị thánh, một thần tượng sống có thực để cho chúng chiêm ngưỡng. Ông thánh giả bằng xương bằng thịt, phải biết lột xác, quăng đi cái xác phàm, để thăng thiên, hiển linh thành vị thánh sống. Đã là thánh thì phải có hình hài uy nghi, diện mạo nghiêm trang, suy nghĩ chính trực, nói năng đúng đắn. Tôi không biết học thuyết này có đúng và có đóng góp gì vào công việc rèn luyện con người non nớt không? Nó còn phù hợp với thời đại không? Nhưng rõ ràng thầy tôi là một tín đồ trung thành. Thầy áp dụng một cách máy móc các tín điều vào việc dạy dỗ của mình. Thầy tôi vốn thực thà mộc mạc, đã tin thì tin tưởng một cách hết lòng.
Trời ơi! Thầy tôi nghèo khó mà cố lo sao vào lớp có bộ quần áo sạch sẽ tươm tất. Hình hài ốm o tiều tuỵ mà vẫn phải cố đi đứng oai vệ. Bị ho không dám ho. Kiến cắn không dám gãi. Thầy tôi đã làm hết sức để vất bỏ cái xác phàm khi đứng trên bục giảng cho những tâm hồn non nớt tựa vào đó mà bay cao trên bầu trời tri thức.
Thầy dạy thêm nửa năm thì bỏ. Trước đó, khi đứng lớp thầy thường phải bỏ chạy vào cầu tiêu ho và khạc. Một lúc sau thầy trở ra, mặt mày nhợt nhạt. Cũng chẳng được lâu. Cơn ho khác lại kéo đến… Thầy yếu dần. Áo quần thầy, cô gớm không giặt là, không còn tươm tất như ngày trước. Thầy yếu lắm, ngực lép hơn, vai nhô cao, chân tay chỉ còn da bọc xương. Sức nặng đè cái cột sống đã mòn mỏi làm cho nó oằn xuống khiến cho thầy đi đứng không còn thẳng ngay, oai vệ như trước. Vi trùng lao đục thủng phổi thầy. Thầy chẳng hớp được nhiều không khí, thầy hụt hơi chẳng thể nói được rõ ràng mạch lạc. Giầy mà mũ thầy cũng đã cũ, sờn rách, không ai đánh phấn trắng, mốc meo trông thảm hại.
Một buổi mai, học trò thấy thầy run rẩy mặc áo quần, đội mũ mang giầy, đứng trước gương soi. Thầy mở cặp mắt đục, lờ đờ nhìn bóng mình trong gương. Thầy thở dài buồn bã lắc đầu. Thầy ôm cặp lên rồi đặt cặp xuống, luyến tiếc vuốt ve cái cặp đã theo thầy bao nhiêu năm. Thầy tìm tờ giấy nắn nót viết. Thầy lấy sổ điểm, sổ soạn bài gói lại nhờ cô đem tới trường. Cô hỏi, giọng tò mò:
– Cái gì đây?
– Đơn.
– Đơn gì?
– Đơn xin nghỉ dạy.
– Đang dạy, sao lại nghỉ?
Thầy hỏi cô:
– Mình thấy tôi giống ai không?
Cô tưởng thầy lẩm cẩm, nói:
– Thì ông giống ông chứ ai.
– Không, ý tôi muốn hỏi tôi còn giống ông thầy giáo nữa không?
Cô gắt:
– Ngớ ngẩn.
Thầy cười. Sống gần thầy ít khi thầy cười. Lần này là một nụ cười héo hắt. Rồi thầy tự giễu cợt mình”
– Trông tôi giống lão ăn xin. Ông thầy giáo năm qua chết rồi. Tôi còn dạy dỗ trẻ con làm sao được nữa?
Cô chẳng có hứng thú gì để giễu cợt. Cô bận. Cô vội đi, cô nói:
– Bây giờ tôi bận lắm, không đi cho ông được. Tối na ông đốc học đánh bài bên nhà cô An, gặp ông ấy tôi đưa cho…
Thầy nói:
– Không được, công văn ai lại đem đến chỗ bạc bài. Việc công phải đem đến trường.
Cô quay đi:
– Vẽ chuyện… lôi thôi… công với tư!
Cuối năm, thầy qua đời.
[center]
Về Đầu Trang Go down
bym.hip9x
Thư kí admin
Thư kí admin
bym.hip9x


Tổng số bài gửi : 123
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 1:51 pm

ôi thầy Thính của chúng con Sad :*
Về Đầu Trang Go down
hiroken
Mầm non lớn
Mầm non lớn
hiroken


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 09/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 1:55 pm

đấy,tao bảo rồy,có giốg thầy Thýh kô affraid affraid affraid
Về Đầu Trang Go down
bym.hip9x
Thư kí admin
Thư kí admin
bym.hip9x


Tổng số bài gửi : 123
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 4:48 pm

ơ. chưa đọc cheers
Về Đầu Trang Go down
chi_sweetcandy
Mầm non lớn
Mầm non lớn



Tổng số bài gửi : 67
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 4:50 pm

chưa đọc vì nó dài nhưng nội dung thì nắm được rồi ..............cảm động rớt nước mắt
Về Đầu Trang Go down
hiroken
Mầm non lớn
Mầm non lớn
hiroken


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 09/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 4:52 pm

kiên nhẫn đọc đi các bé....hay lắm lắm lắm đấy...giaỉ nhất cuộc thi viết truyện ngắn mà kô đọc thì phí....hay lắm...nhất là cái đoạn cuối khi ông thầy sắp chết ý...cố gắng đọc đy..càng đọc càng hay mà.... lol! afro flower
Về Đầu Trang Go down
chi_sweetcandy
Mầm non lớn
Mầm non lớn



Tổng số bài gửi : 67
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 4:54 pm

xí ...............ta không đọc đâu mỏi mắt lắm Embarassed Embarassed
Về Đầu Trang Go down
bym.hip9x
Thư kí admin
Thư kí admin
bym.hip9x


Tổng số bài gửi : 123
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 5:05 pm

ừ đúng rồi đấy . mai gặp thầy Thính biết nói sao đây Sad mai con Lan vạch áo ra xem có tổ kiến lửa nào kh. rồi bảo thầy cứ ho đi. bọn e xin hứng nước bọt Smile)
Về Đầu Trang Go down
hiroken
Mầm non lớn
Mầm non lớn
hiroken


Tổng số bài gửi : 50
Join date : 09/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 8:44 pm

bym.hip9x đã viết:
ừ đúng rồi đấy . mai gặp thầy Thính biết nói sao đây Sad mai con Lan vạch áo ra xem có tổ kiến lửa nào kh. rồi bảo thầy cứ ho đi. bọn e xin hứng nước bọt Smile)

kô...tao kô làm thế đâu....nhường cho Linh làm....Linh muốn làm lắm rồi nhưng mà ngại đấy chứ.....đây gọi là "suy bụng ta ra bụng người" mà.... Basketball rabbit Razz
Về Đầu Trang Go down
bym.hip9x
Thư kí admin
Thư kí admin
bym.hip9x


Tổng số bài gửi : 123
Join date : 11/11/2009

VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitimeThu Nov 12, 2009 8:56 pm

@ hiro: răng vàng. nước bọt bạc . hứng về cả rổ bán đồng nát lấy tiền ăn chơi =))
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG   VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
VỴ THÁNH TRÊN BỤC GIẢG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Cậu bé đánh giày chống chọi với bệnh tim… trên hè phố

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
9alove :: Chia sẻ-
Chuyển đến